Blizzard, Epic Games và những nhà phát hành game bị ghét nhất thế giới

Có thể nói ngành công nghiệp game giống như một chiếc kính vạn hoa, mà trong đó các hãng game là cha đẻ nhào nặn nên những sản phẩm muôn màu muôn vẻ, đem đến cho người chơi những cung bậc khác nhau của cảm xúc, từ vui vẻ, thư giãn khi chơi những tựa game Casual cho đến căng thẳng, hồi hộp khi đắm mình trong những cuộc chiến của các tựa game RPG, FPS. Sau khi trải nghiệm những ” siêu phẩm”, có không ít hãng game thu được thiện cảm, yêu thích của game thủ. Tuy vậy, cũng có những trường hợp, dù vô ý hay cố tình, một số hãng game đã khiến các fan tức giận, phẫn nộ vì những lỗi lầm của họ.

Dù đã “chuộc lỗi” thành công hay chưa, những lỗi lầm này vẫn luôn là bài học mà các hãng game lớn hay nhỏ đều cần nhìn nhận lại để tránh lặp lại lịch sử. Và dưới đây là danh sách những lần “lầm lỡ” của các hãng game, khiến các game thủ phật lòng và tạo nên những cơn sóng giận dữ.

BLIZZARD

Blizzard, Epic Games và những nhà phát hành game bị ghét nhất thế giới - Ảnh 1.

Nhắc đến Blizzard là nhắc tới một tượng đài bất hủ trong ngành game nói chung, và trong thể loại MMORPG nói riêng. Rất tiếc là trong những năm gần đây, gã khổng lồ này liên tục gặp phải rắc rối. Có thể kể đến “cơn mưa gạch đá” mà Blizzard nhận phải khi công bố tựa game nền tảng mobile Diablo: Immortal tại BlizzCon 2018.

Nghiêm trọng hơn nữa, là việc hãng này đưa ra quyết định khoá tài khoản của Blitzchung- tuyển thủ game Hearthstone bởi chàng trai này có quan điểm ủng hộ cuộc biểu tình năm 2019 tại HongKong. Hầu hết các fan đã cực kỳ bức xúc và quay lưng ngay lập tức với Blizzard, đi kèm với những phản đối đầy giận dữ trên mạng xã hội. Thậm chí một số chính trị gia Hoa Kỳ cũng đưa ra yêu cầu Blizzard rút lại quyết định kia.

Chưa hết, phiên bản remaster của Warcaft III- ra mắt năm 2020 thực sự là một thảm hoạ và sẽ là một vết nhơ mà Blizzard không dễ xoá bỏ trong tương lai gần. Một tác phẩm quá tồi tệ, nhận số điểm thấp chưa từng có trên Metacritic. Không thể thất vọng hơn được nữa.

WARNER BROS

Blizzard, Epic Games và những nhà phát hành game bị ghét nhất thế giới - Ảnh 2.

Nhắc đến những sai lầm của Warner Bros thì thật sự là khó để liệt kê, bởi có quá nhiều những cú ngã dài trải đều qua từng năm của hãng game này. Một trong những “phốt” lớn nhất, chính là việc hãng này thông qua những gói tặng kèm, gói mở rộng trong game-cố gắng móc hầu bao của game thủ càng nhiều càng tốt. Điều này đã lặp đi lặp lại trong những tựa game như Lego Batman 3: Beyond Gotham khi Warner Bros tung ra 6 gói quà tặng độc quyền dành cho 6 nhà bán lẻ khác nhau nếu game thủ đặt mua trước (pre-order) tựa game này.

Chưa hết, hãng game này thậm chí đã cố tình giấu code trong game Shadow Of Mordor, điều này vi phạm nghiêm trọng đạo luật Feder Trade Commisson Act. Warner Bros còn cấm không cho các game thủ nhắc tới những lỗi game để che giấu thông tin. Còn nhắc tới Arkham Knight, tựa game này tệ đến mức không chạy nổi, bởi Warner Bros đã thuê studio bên ngoài để phát triển, dẫn tới việc họ phải sửa sai bằng cách thủ hồi lại game, rồi phát hành lại, nhưng gần như vẫn không khá hơn là bao, bởi những lỗi lớn nhỏ vẫn cứ thế xuất hiện.

BETHESDA

Blizzard, Epic Games và những nhà phát hành game bị ghét nhất thế giới - Ảnh 3.

Gần đây, Bethesda nhận khá nhiều chỉ trích bởi tần suất phát hành game của họ rất thất thường và những vấn đề kinh doanh không khả quan chút nào. Xét một cách công bằng, những tựa game của Bethesda là đáng để trải nghiệm, có chất lượng không tồi, tuy vậy vẫn luôn thiếu sự chỉn chu, những lỗi khó có thể chấp nhận. Điều này được minh hoạ rõ nét trong game Fallout 76- một tác phẩm được đặt nhiều kỳ vọng nhưng lại đem tới sự thất vọng não nề.

Thêm vào đó, Bethesda bị game thủ quay lưng bởi những vật phẩm cực kỳ khó chấp nhận, dù được giới thiệu rất hoành tráng. Thật khó tha thứ khi bạn đặt một chiếc túi trên ảnh long lanh nhưng cuối cùng lại nhận về một cái túi nylon chẳng khác gì túi đựng rác, chiếc mũ giáp thì mốc xanh mốc đỏ, lại còn bị mất dữ liệu cá nhận. Không ai lý giải được tại sao Bethesda có thể để xảy ra những chuyện như vậy.

EPIC GAMES

Blizzard, Epic Games và những nhà phát hành game bị ghét nhất thế giới - Ảnh 4.

Là hãng game tên tuổi, đã đem tới cho cộng đồng những sản phẩm đầy sức nặng như Gears of War, Unreal trong quá khứ hay hiện tại là Fornite. Unreal Engine của EPIC cũng đã là cái tên quá nổi tiếng suốt 20 năm qua khi xuất hiện trong hàng loạt những game bom tấn. Tuy vậy, những rắc rối lùm xùm mà hãng này vướng phải cũng không ít, tiêu biểu như vụ việc của Epic Games Store- con bài nhằm hạ gục Stream và phá vỡ sự thống trị của Valve trên nên tảng PC.

Trong mớ rắc rối này, các game thủ đã tạo ra một làn sóng phản đối khi Epic đã ký những thoả thuận độc quyền với một số hãng game, để bán các game độc quyền trong một khoảng thời gian, và thường là 1 năm sau đó những tựa game này mới xuất hiện trên stream. Bất chấp tất cả mọi sự bất bình, tẩy chay, Epic vẫn chẳng quan tâm, bởi trong vòng 1 năm, store này đã có hơn 100 triệu game thủ đăng ký và doanh thu đạt được lên tới 680 triệu USD.

Leave a comment